Searching...
Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Thực phẩm chức năng tràn lan-người khổ nhất là người tiêu dùng

Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người lại càng tăng cao, cũng chính vì lẽ đó mà nảy sinh thêm nhiều nguy cơ rình rập đến sức khỏe của chính bạn. Bên cạnh sự phát triển ngày càng đa dạng của dịch vụ, thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm đồ uống thì thực phẩm chức năng cũng là một cái tên trở nên quá đỗi quen thuộc với rất nhiều người.

Bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 1999, đến năm 2000 mới có hơn 60 sản phẩm được công bố lưu hành thực phẩm chức năng với 13 cơ sở sản xuất. Đến cuối năm 2012, con số này tăng quá sức tưởng tượng, lên tới 1500 cơ sở sản xuất với hơn 3500 sản phẩm và đến nay  con số này đã tăng vọt với 300 cơ sở sản xuất cùng 6800 sản phẩm đã được công bố thực phẩm. Với con số khủng như vậy thì người bị hoang mang và ảnh hưởng nhiều nhất chính là người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm chức năng.
Để đánh giá về thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng, Cục vệ sinh ATTP – Bộ y tế đã tiến hành một cuộc điều tra chủ yếu trong các thành phố lớn. Theo Kết quả cuộc điều tra có 68.1% người dân thủ đô Hà Nội có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng, tỉ lệ này  tương ứng với 70% tại Mỹ và 40% là con số điều tra được tại thành phố Hồ chí Minh. Điều đó cho thấy, nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng của người dân là khá cao, đồng nghĩa với việc thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam không hề nhỏ. Lý do khiến nhu cầu này tăng cao là cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, thêm vào đó là nhận thức về bảo vệ sức khỏe ngày càng được nâng cao khiến họ sẵn sàng chi trả một khoản tiền để phục vụ nhu cầu này.
Thị trường thực phẩm chức năng không như mơ
Vì lợi nhuận kinh tế và lợi ích cá nhân mà những công ty, doanh nghiệp đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng, sẵn sàng làm ra những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái khiến thị trường bị nhũng loạn, người tiêu dùng hoang mang. Chưa kể đến trong số 6800 thực phẩm chức năng đang lưu hành kia thì chỉ có 1330 sản phẩm được sản xuất trong nước và gần 3000 sản phẩm còn lại là thực phẩm chức năng nhập khẩu, chính vì thế giá thành mà người tiêu dùng phải chi trả cho dòng thực phẩm này với giá cắt cổ mà không có sự bình ổn, minh bạch bởi có nhiều sản phẩm đi theo ngạch xách tay, không được cơ quan chức năng xác nhận chất lượng, không thông qua thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu.
Cần phải quy chuẩn trong sản xuất, quảng cáo và phân phối TPCN
Để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn về sức khỏe cho người sự dụng, các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc sản xuất, kinh doanh, và phân phối thực phẩm chức năng và nhất là hiện nay khi thực phẩm chức năng đang được các nhà sản xuất quảng cáo không đúng sự thật so với bản chất và công dụng của sản phẩm thì việc làm này cần thiết hơn bao giờ hết.  

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một quy chuẩn nào được đặt ra và thi hành, chính vì vậy, Người tiêu dùng vẫn là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi mà thực phẩm chức năng ngày càng tràn lan trên thị trường, nhan nhản như gà đẻ trứng. Người tiêu dùng cần trang bị cho mình kiến thức, tìm hiểu kĩ về thông tin sản phẩm, cũng như giá cả trước khi quyết định đầu tư vào một sản phẩm nào đó tránh tiền mất tật mang.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét